Nguyễn Văn Lai, Phạm Thị Huệ vô địch Ecopark Marathon 2023
Bộ Tư pháp đang thẩm định hồ sơ dự án luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Dự thảo này do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo.Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho hay, dự thảo luật được thiết kế theo hướng kiên quyết xóa bỏ các tổ chức trung gian, đồng thời phát huy những kết quả tích cực đã đạt được của việc tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trong thời gian qua.Cụ thể, tại thành phố trực thuộc T.Ư, thành phố thuộc thành phố trực thuộc T.Ư, thị xã, thị trấn tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có HĐND và UBND.Trong khi đó, tại quận, thành phố thuộc tỉnh; phường thuộc quận; phường, xã thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND.UBND tại nơi không tổ chức HĐND là cơ quan hành chính trực thuộc UBND cấp trên, hoạt động theo cơ chế thủ trưởng hành chính. Chủ tịch, các phó chủ tịch UBND do chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp bổ nhiệm.Tại tỉnh, huyện, xã, thị trấn (trừ xã thuộc thành phố thuộc tỉnh và xã thuộc thành phố thuộc thành phố trực thuộc T.Ư) tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có HĐND và UBND.Đối với đơn vị hành chính ở hải đảo, các huyện đảo không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trừ trường hợp đối với các huyện đảo có quy mô lớn, có yếu tố đặc thù về quốc phòng an ninh thì việc tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện đảo do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.Đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, tổ chức chính quyền địa phương do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.Vẫn theo dự thảo, để bảo đảm tinh gọn tổ chức bộ máy và tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ đề xuất quy định nguyên tắc xác định số lượng đại biểu HĐND trên cơ sở quy mô dân số, đặc điểm vùng miền và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bànĐồng thời giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định số lượng đại biểu HĐND, khung số lượng đại biểu chuyên trách của HĐND, khung số lượng các ban của HĐND các cấp.Căn cứ khung số lượng theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, HĐND quyết định thành lập các ban và quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND bảo đảm phù hợp với thực tiễn của địa phương.Dự thảo phân biệt cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc và hoạt động của UBND tại nơi có tổ chức HĐND và UBND tại nơi không tổ chức HĐND.Trong đó, UBND tại nơi có tổ chức HĐND sẽ có các chức danh chủ tịch, các phó chủ tịch và một số ủy viên UBND. Chính phủ quy định khung số lượng phó chủ tịch, ủy viên UBND; khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và giao thẩm quyền cho HĐND các cấp quyết định số lượng phó chủ tịch UBND; số lượng, cơ cấu thành viên UBND; số lượng, tên gọi cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.UBND hoạt động theo chế độ tập thể UBND kết hợp với trách nhiệm cá nhân của chủ tịch UBND và từng thành viên UBND. Quy định theo hướng mở rộng thẩm quyền riêng của chủ tịch UBND…Đối với UBND tại nơi không tổ chức HĐND sẽ có cơ cấu tổ chức gồm chủ tịch, các phó chủ tịch UBND (không có chức danh ủy viên UBND). UBND làm việc theo chế độ thủ trưởng; chủ tịch UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND theo quy định của pháp luật.'Săn' muỗi ngừa dịch bệnh
Ngày 6.3, dưới sự bảo trợ của Tổng lãnh sự quán Đức tại TP.HCM, Merck Healthcare Việt Nam phối hợp cùng bác sĩ sản phụ khoa, tổ chức tọa đàm "Lựa chọn làm mẹ: Có con hay không có con". Tọa đàm nhằm thảo luận về thực trạng mức sinh giảm; tình trạng hiếm muộn, vô sinh; những thách thức mà phụ nữ gặp phải khi quyết định làm mẹ…Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, chia sẻ tại tọa đàm rằng không như trước đây, ngày nay nam nữ trong nước có xu hướng lập gia đình muộn; có gia đình rồi họ trì hoãn việc sinh con. Do nữ ngày nay tham gia nhiều hoạt động xã hội, muốn dành thời gian cho riêng mình để học tập, thăng tiến trong nghề nghiệp. Việc lập gia đình, có con trễ, là yếu tố nguy cơ dẫn đến hiếm muộn, vô sinh. Vì sau tuổi 35 buồng trứng suy giảm dần - yếu tố gây hiếm muộn, vô sinh; nữ ở lứa tuổi này, khi có thai thì tỷ lệ sẩy thai cũng cao hơn.Ngoài lập gia đình và có con muộn, theo Phó giáo sư - tiến sĩ Diễm Tuyết, áp lực đủ thứ từ công việc, cuộc sống, thu nhập, ô nhiễm môi trường, ăn uống... cũng là những yếu tố liên quan đến hiếm muộn, vô sinh. Những yếu tố vừa nêu, cũng ảnh hưởng làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng - minh chứng qua xét nghiệm trong thực tế ở các cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn, vô sinh.Có nhiều cặp vợ chồng "chạy sô" nhiều quá (làm 2-3 việc trong cùng ngày để kiếm thêm thu nhập) khiến việc gần gũi, tần suất quan hệ vợ chồng ít đi nên cũng giảm khả năng có thai.Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết cũng cho biết thêm, ghi nhận thực tế cho thấy tình trạng hiếm muộn có con ngày càng gặp nhiều hơn ở những cặp vợ chồng trẻ (dưới 30 tuổi).Hiện nay, tỷ lệ hiếm muộn vô sinh chung trên thế giới là khoảng 10%; còn ở Việt Nam tỷ lệ này dao động từ 7 - 10% ở các cặp vợ chồng.Mức sinh cũng là vấn đề được các chuyên gia chia sẻ tại buổi tọa đàm. Theo đó, các chuyên gia cho rằng tình trạng giảm sinh có nhiều nguyên nhân, như: Gia tăng áp lực công việc, cuộc sống; chi phí nuôi con tăng nên các cặp vợ chồng ngại sinh con; ngày nay còn có xu hướng độc thân, hay không muốn có con; việc phụ nữ được tạo điều kiện học tập, phát triển, tham gia các hoạt động xã hội; cơ hội tiếp cận, sử dụng thuốc tránh thai tăng… cũng tác động đến tỷ lệ sinh con.Tiến sĩ Josefine Wallat, Tổng Lãnh sự quán Đức tại TP.HCM, chia sẻ, ở Đức đã phải đối mặt với tình trạng tỷ lệ sinh giảm trong nhiều năm, dẫn đến dân số già hóa, lực lượng lao động ngày càng thu hẹp. Điều này ảnh hưởng (tiêu cực) đến sự thịnh vượng của đất nước và làm cho việc chăm sóc người cao tuổi trở nên khó khăn hơn… Còn Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết cho biết, mức sinh trên thế giới và tại Việt Nam ngày càng giảm dần. Mức sinh bình quân của phụ nữ Việt Nam vào năm 2009 là 2,03 con/phụ nữ; nhưng đến năm 2024 chỉ còn 1,91 con/phụ nữ (riêng tại TP.HCM chỉ 1,3 con/phụ nữ) - con số này thấp hơn mức sinh thay thế của thế giới là 2,1 con/phụ nữ. Mức sinh thay thế nghĩa là khi cặp vợ chồng (bố, mẹ) mất đi thì có 2 người con thay thế.Hiện có 50% quốc gia có mức sinh thấp hơn mức sinh thay thế; ước tính đến năm 2050 sẽ là 77% quốc gia. Để cải thiện mức sinh, các chuyên gia cho rằng, cần có sự chung sức của cả xã hội - từ các cặp vợ chồng, gia đình; chính sách phúc lợi, hỗ trợ tài chính về thai sản, điều trị hiếm muộn, vô sinh; kéo dài thời gian nghỉ sinh…
Chung tay giúp đỡ một hoàn cảnh ngặt nghèo
Xuân về cho miền quê phía nam Quảng Ngãi ngập tràn niềm vui. Cảm xúc trào dâng khi xem đội hát múa sắc bùa tổ dân phố Tân Diêm (P.Phổ Thạnh, TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi) trình diễn loại hình nghệ thuật trao truyền qua bao thế hệ.Ở tuổi 65, ông Cái (đội trưởng) Lê Cơ vẫn mải mê với sắc bùa dẫu còn bao nỗi lo toan. Ngẫm lại, ông gắn bó với sắc bùa hơn nửa thế kỷ. Ông kể, ngày thơ bé, ông say mê xem hát múa sắc bùa vào dịp xuân về, làng quê vơi nỗi âu lo khói lửa chiến tranh...Đôi tay chai sần của ông Cái sau bao ngày chèo ghe buông lưới hay nhọc nhằn trên đồng muối vỗ vào mặt trống khá thuần thục. Nhạc công gõ phách gỗ điêu luyện như nghệ sĩ thực thụ. Sênh tiền trên đôi tay thiếu niên rung lắc tạo ra âm thanh rộn ràng hòa cùng lời ca dân dã nơi làng quê.Tuổi mười ba, ông Cơ và nhóm bạn theo chân những bậc cao niên trong làng du xuân cùng điệu sắc bùa. Chiều nhạt nắng, đoàn sắc bùa đến tận nhà hát múa theo yêu cầu của người dân trong vùng. Đầu tiên là bài mở ngõ với lời ca dân dã: "Mở ngõ, mở ngõ/Khoen trên còn xỏ/Chốt dưới còn gài...".Thế rồi gia chủ mở ngõ, nét mặt rạng ngời niềm vui mời đội hát vào nhà. Sau khi hát múa vái lạy tổ tiên và chúc phúc cho gia chủ, đội hát nhận tiền thưởng cùng lời cảm ơn, chuyển sang phục vụ nhà bên theo yêu cầu của chủ nhân. Gió từ biển thổi vào bờ, lướt trên những con đường nơi làng quê trong đêm xuân se lạnh. Song, nhiều người nô nức theo xem. Họ thích thú với điệu múa uyển chuyển của ông Cơ và nhóm bạn, lời ca hòa cùng tiếng nhạc rộn ràng.Điệu múa đèn mềm mại, lung linh trong đêm tối tạo nên khung cảnh huyền ảo, cuốn hút người xem. Có người mải mê theo xem rồi mời đoàn sắc bùa về nhà mình biểu diễn trước bàn thờ tổ tiên. "Tết hồi đó xóm làng vui lắm. Nhiều người ưa thích sắc bùa mời đến nhà múa hát cầu chúc gặp nhiều may mắn. Tiền công chẳng đáng là bao nhưng được phục vụ cho bà con là vui lắm rồi", ông Cơ nhớ lại. Hơn mười năm trước, ông Cơ đảm nhận vai trò ông Cái trong đội sắc bùa thay cho bậc cao niên. Ông lo lắng sắc bùa sẽ bị mai một trước thời đại công nghệ thông tin rộng mở cùng nhiều phương thức nghe nhìn hiện nay. Thế là ông cùng người bạn thân Nguyễn Hưng Liễm tìm cách "giữ lửa" sắc bùa đối với những thiếu niên trong đội, tạo điều kiện cho các em được hát múa mỗi khi có dịp.Gần tết, hai ông cùng các em miệt mài tập luyện. Ông Cơ tận tình hướng dẫn các em từng động tác múa; chỉ bảo cách luyến láy, nhấn nhá khi hát cho lời ca mượt mà làm say đắm người nghe. Sau vài năm, các em đi học xa, ông lại thuyết phục những thành viên mới vào đội và tận tình hướng dẫn."Lúc đầu học hát múa sắc bùa rất khó nhưng chú Cơ luôn động viên, nhiệt tình chỉ bảo nên bọn em cố gắng tập luyện. Hát miết rồi quen. Nhờ chú mà bọn em biết hát và yêu thích sắc bùa...", em Ngô Thị Tuyết Ngân bộc bạch. Sáng mùng 1 Tết Nguyên đán, các thành viên trong đội tụ họp tại sân nhà văn hóa tổ dân phố cùng mọi người chào cờ đầu năm. Sau khi nghe thư của Chủ tịch nước chúc mừng năm mới, cả đội biểu diễn với âm điệu rộn rã mừng xuân sang. Sau tiết mục hát múa sắc bùa là tràng vỗ tay tán thưởng kéo dài.Mùng 3 tết, cả đội khăn áo chỉnh tề hát múa tại lễ hội cầu ngư bên cửa biển Sa Huỳnh. Mọi người chăm chú xem điệu múa uyển chuyển, lắng nghe lời ca ngân nga trong nắng sớm. Lời ca giục giã ngư dân điều khiển tàu cá rẽ sóng vươn khơi...Nhiều du khách đến Sa Huỳnh thưởng ngoạn khung cảnh hoang sơ và thơ mộng, tìm hiểu văn hóa Sa Huỳnh có niên đại khoảng 3.000 năm trước, thưởng thức những món ngon chế biến từ hải sản vừa được vớt lên từ biển. Họ hào hứng khi được trải nghiệm công việc của diêm dân trên đồng muối Sa Huỳnh. Nhiều người lưu lại nơi đây và cho biết rất hứng thú khi xem hát múa sắc bùa..."Thù lao biểu diễn chỉ đủ dẫn các cháu đi ăn ly chè hay tô cháo khuya nhưng vui lắm. Qua đó, chúng tôi có dịp giới thiệu về đất và người Sa Huỳnh đến với khách phương xa...", ông Cơ tâm sự. Theo ông Lê Minh Phụng, Phó chủ tịch UBND P.Phổ Thạnh, ông Lê Cơ cùng ông Nguyễn Hưng Liễm tích cực bảo tồn nghệ thuật sắc bùa. Ông Cơ miệt mài tìm tòi, sáng tác những bài hát với câu từ mới, phản ánh kịp thời sự đổi thay của quê hương."Lời ca của ông động viên tinh thần bà con sau những giờ làm việc mệt nhọc, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của địa phương. Ông Cơ cùng đội sắc bùa quảng bá văn hóa bản địa đến du khách, tham gia các hoạt động cộng đồng trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đồng muối truyền thống... Sự đóng góp của ông được cán bộ và nhân dân tin yêu, mến phục", ông Phụng nói.Lời ca giục giã lòng ngườiTheo các bậc cao niên ở P.Phổ Thạnh, không rõ sắc bùa có từ khi nào, họ chỉ biết rằng, những "nghệ sĩ chân quê" khi vận đồ màu đỏ, xanh hay vàng say sưa hát múa làm mê mẩn người xem. Sắc bùa được trình diễn tại những lễ hội, giới thiệu về đất và người Sa Huỳnh, hát chúc mừng vào dịp đầu xuân phục vụ du khách đến tham quan. Lời ca được cải biên cho phù hợp với sự đổi thay của cuộc sống.Lời ca sắc bùa giục giã ngư dân bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc: "Đây Hoàng Sa - kia Trường Sa/Hai vùng quần đảo nước ta bao đời/Tàu thuyền lướt sóng ra khơi/Đánh bắt hải sản biển trời bao la/Hoàng Sa gần lắm Trường Sa/Đây là quần đảo ông cha lưu truyền... Hôm nay năm mới bước sang/Chúc mừng biển đảo bình an muôn đời".
Tại buổi trình diễn, nghệ nhân ưu tú ẩm thực Phan Tôn Gia Hiền giới thiệu món "Nem công chả phụng", với nguyên liệu thay thế từ thịt heo, gà, bò, tôm, cá, tạo hình món nem hình công, chả hình phụng.
Một thầy giáo trẻ bệnh nặng mong được bạn đọc hỗ trợ
Đội vô địch: Báo Tuổi trẻ Thủ đô